Thursday, March 6, 2008

Friday, February 15, 2008

Breaking News

Khi người CSVN quay lưng lại với dân nghèo
Thủ tướng CA Nguyễn Tấn Dũng ra lênh đàn áp Sài Gòn ?

Tin do dân quận 9, Khu Công Nghệ cao cho biết từ lúc 21h tối ngày 02-03-2008 Công an đã tiến hành bắt hàng lọat người dân liên quan đến vụ việc ngày 22-11-2007.Danh sách người bị bắt gồm có:1. Chị Dương Thị Trúc – còn gọi là chị Trang vợ anh Minh (trong phóng sự của Bùi Trúc Linh http://blog.360.yahoo.com/blog-w1bbbikzbq.MruSeNt62.PHPfLQ-?cq=1&p=781#comments)2. Anh Nguyễn Anh Tuấn – còn gọi là Tuấn đầu bạc3. Anh Kiều Văn Hòa – còn gọi là anh Bế - người bị 4 kẻ (cướp) đánh vào ngày 13-2-2008 http://blog.360.yahoo.com/blog-w1bbbikzbq.MruSeNt62.PHPfLQ-?cq=1&p=697#comments)4. Chị Nguyễn Thị Mỵ Vân – cũng là bị can trong vụ án bóp dzái http://blog.360.yahoo.com/blog-zSFN.5olcqMjfXU9nsuKzsoFBw--?cq=1&p=525. Chị Nguyễn Thị Thơ – cũng là bị can trong vụ án bóp dzái http://blog.360.yahoo.com/blog-zSFN.5olcqMjfXU9nsuKzsoFBw--?cq=1&p=526. Chị Nguyễn Thị Dung – cũng là bị can trong vụ án bóp dzái http://blog.360.yahoo.com/blog-zSFN.5olcqMjfXU9nsuKzsoFBw--?cq=1&p=527. Anh Lưu Minh Luân8. Chị Đỗ Thị Mai – vợ anh Tư Hảo9. Anh Nguyễn Văn NăngNgười dân cho biết công an có Lệnh bắt người, lập biên bản bắt người có phê chuẩn của Viện Kiểm Sát.Các người dân bị bắt đều có liên quan đến vụ việc người dân quận 9 biểu tình vào ngày 22-11-2007. Nội dung được người dân tường thuật trong Blog Tiếng dân CNC http://blog.360.yahoo.com/blog-zSFN.5olcqMjfXU9nsuKzsoFBw--?cq=1&l=26&u=30&mx=48&lmt=5Người dân Khu công nghệ cao quận 9 cho rằng đây là một cách thức trấn át bằng bạo lực của chính quyền. Họ kêu gọi mọi sự giúp đỡ hỗ trợ từ khắp nơi và bằng mọi cách thức của công luận, của giới Luật sư, Luật gia trước tình thế khó khăn hiện nay. Họ nói ngay sáng mai sẽ cử người đến Đòan Luật sư Tp.HCM hoặc các văn phòng hỗ trợ Pháp lý khác để xin được hỗ trợ vì hầu hết người dân bị bắt đều là dân nghèo, có hòan cảnh hết sức khó khăn.

***********************************************************

THƯ NĂM MỚI 2008 VÀ CHÚC TẾT MẬU TÝCÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM

Hà Nội ngày 3 tháng 2 năm 2008

Nhân đầu năm mới, nhân ngày thành lập đảng CSVN lần thứ 78, chúng tôi những người đại diện cho dân oan cả nước hiện đang có mặt tại Hà Nội để chờ nghe Luật pháp giải quyết những oan ức của mình. Xin gửi tới Quý vị lãnh đạo của ĐCSVN lời chúc đầu năm Vui vẻ - Hạnh phúc- Giầu có - Thịnh vương, - An khang
Chỉ còn chưa ít ngày nữa là Tết Dương lịch Năm 2008 và Tết Nguyên đán truyền Mậu - Tý
Năm tháng vẫn trôi đi, nhưng những oan ức, trái ngang mà bao nhiêu người dân cả nước đang phải oằn lưng gánh chịu thì vẫn lì lại, đọng mãi cùng với dư âm của những lời hay ý đẹp mà khi nghe tưởng như rất thật lòng bởi những cái chơm chớp mắt cho mi rơm rớm lệ của ông khi ông còn ở vị trí công tác cũ, thấp hơn mà lúc đó chúng tôi đã lầm vì đã từng đồng tình ủng hộ khi nghe ông bày tỏ thái độ bất bình của mình trước những bất công xã hội.
Có lẽ vì thế mà ông đã bước lên, ông được thăng quan, tiến chức với cương vị và trọng trách lớn hơn. Kiểm lại hơn một năm qua, những gì ông nói trước đây đã là dĩ vãng? “Lời vàng” của ông nó không thể “Châu về Hợp Phố” được vì “Hợp phố” bây giờ ở xa và cao hơn, lại kính cổng cao tường!
Cái cảnh từng đoàn người dân oan khắp mọi nơi, mọi miền cả nước sớm, chiều, tối lũ lượt kéo nhau đến cửa dinh thự của các ông, cũng như đến các dinh thự của các vị quyền cao, tước trọng khác ngày càng nhiều, càng đông với những oan ức, kêu gào oán thê lương cùng những lời nguyền rủa, bất bình, phẫn nộ không lẽ chỉ là những hư không như “Gió vào nhà trống”? Không lẽ không khiến ông mảy may trắc ẩn, động lòng???
Họ là ai ? Họ là những người đã từng “Bán lưng cho trời, bán mặt cho đất” để ra sức “Làm việc bằng hai” góp công, góp của kháng chiến giữ gìn đất nước...
Họ là ai? Họ là những người đã đem tuổi thanh xuân “Bẻ gẫy sừng trâu” của mình hiến dâng tất cả nền độc lập, tự do của Tổ quốc không tiếc xương máu! Và bây giờ tiền trợ cấp một năm vẫn không cho họ dám bật nắp một chai bia. Trợ cấp cả tháng chỉ vừa đủ, thậm chí có người còn không đủ để viết gửi đơn kiện nữa.
Họ là ai? Họ là những người ở các tỉnh lẻ, khắp nơi nhưng lại thuộc đường đi đến số 1 Mai Xuân Thưởng , đến số 110 Cầu Giấy – Hà Nội, đến số 210 Võ Thị Sáu – Thành phố Hồ Chí Minh. Họ thuộc lòng tất cả số điện thoại riêng, số nhà, địa chỉ của các ông to hơn là nhớ lối về làng mình. Họ cũng đã nhận ra những nơi này chỉ là tấm màn gió che đỡ “bụi đời”, phô phang hình thức, nó chẳng có tác dụng giải quyết gì!
Họ là ai? Họ là những người đang ngày ngày nhặt những nắm rau thừa, những mảnh giấy vụn trên vỉa hè, lòng đường hay trong thùng rác hoặc đêm đêm đi bẫy chuột để duy trì cho những ngày tháng kiên nhẫn chờ đợi những oan ức của mình được làm sáng tỏ. Nghe đâu trong đó có cả những chiến hữu của của Quý vị.
Bởi những người có thẩm quyền giải quyết như quý vị thì vẫn cứ “bình chân như vại” hoặc đang bận bịu trong củng cố địa vị của mình.
Đảng CSVN, Nhà nước, chính phủ nước CH XHCN VN và nhân dân ta coi bọn tham nhũng, cơ hội như một tổ ong độc nằm giữa đường đi, nó chỉ có “Hút hương, hút nhụy” mà không thể làm được “Mật ngọt” cho đời thì đừng để nó làm gì nữa. Chỉ có ai sợ bị nó “đốt” làm xấu mặt mình mới không muốn phá nó hoặc chính nó mới không muốn phá “tổ” của nó.
Nếu giải thích rằng: Nhà nước CSVN này đang mải quan tâm đến những cái lớn lao tiền tỷ như PMU 18, dự án 112 .v.v… mà chưa để ý đến những vặt vãnh cỏn con của dân chúng, thì e quý vị đã quên rằng: Cái khối tiền tỷ, ngàn tỷ kia cũng đều bắt đầu được tích góp từ những đồng xu, đồng hào mà có. Quên rằng cả cái màu xanh bạt ngàn kia là sự tụ hợp của vô vàng những cây xanh non mởn. Quên rằng cái tán cây xum xuê, tươi tốt kia là bởi nó có gốc rễ bền.
- Hãy bắt những con sâu ngay từ gốc, đừng để cho nó lớn lên đục rỗng thân cây.
- Hãy chăm chút cây non ngay từ khi nẩy mầm, đừng để nó úa vàng, chết yểu.
- Hãy giữ gìn, trân trọng từng xu để có 10 xu mới được một hào
Đài Tiếng nói Việt Nam trong nước vừa rồi đã có bài “Làm quan càng to thì tiếng nói càng bé”.
Người ta thường vênh vang dành cho nhau mỗi khi lên ti vi, khi lên diễn đàn, khi đi dự tiệc, khi đi khai trương, đi cắt băng khánh thành, mỗi khi được nghênh đón chứ mấy ai lại dành nhau để lắng nghe tiếng nói của dân đâu. Bởi phần đa số chỉ là những sự tật và những lời nói thật mà người nghe chẳng thể biết làm gì? Chẳng thể giúp gì được cho dân.
Vì vậy, “ Nín và lỳ” là “thượng sách”
Chúng tôi hiểu và rất thông cảm với các ông lãnh đạo nhà nước CSVN cái nguyên nhân vì sao núm “Vôlume” của ông lại phải vặn xuống “âm tần” nhỏ nhất.

Đảng CSVN hiện nay đã quay lưng lại phản bội không chỉ Tổ Quốc Việt Nam qua việc nhượng đất đai, hải đảo, lãnh hải cho bọn Trung Quốc bành trướng mà còn phản bội cả nhân dân lao động qua việc cướp đất đai, ruộng vườn tài sản của nông dân khắp cả nước. ĐCSVN hiên nay chính là kẻ thù không đội trời chung của dân oan và của dân tộc Việt Nam.
Chúc ông năm mới “Cố thủ” kiên cường để chờ thời cơ “Hạ cánh” an toàn.
Dân oan Việt Nam kính thư
Lê Văn Tiêng và Nguyễn Thị Hồng
Viết tại vườn hoa oan nghiệt, cay đắng Mai Xuân Thưởng - Hà nội

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 5.3.2008
Sau năm 1975, GHPGVNTN đã viết hàng nghìn bức thư khiếu nại gửi đến nhà cầm quyền đòi trả lại các giáo sản bị nhà nước cưỡng chiếm. Nhưng nhà cầm quyền tuyệt nhiên im lặng, không hồi đáp, giải quyết. Thái độ lì lợm cướp bóc này cũng đã thực hiện đối với hàng triệu Dân oan, đa số là nông dân, từ 20 năm qua.
Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long
RFA
Hốt hoảng mới dễ gây khủng hoảng
Ngân hàng Nhà nước thì muốn hút bớt tiền ra khỏi lưu thông bằng cách nâng mức dự trữ pháp định và đòi các ngân hàng phải mua tín phiếu với lãi suất âm từ ngày 17 này. Quyết định ấy nhất thời gây ra nạn can kiệt tín dụng khiến họ phải đảo ngược quyết định là bơm thêm tiền vào lưu thông, là điều chúng ta đã phân tích kỳ trước.

Tuesday, February 5, 2008

CHUC MUNG NAM MOI XUAN MAU TY - 2008






Lời Chức Tết
ĐỆ TỨ ĐỨC TĂNG THỐNG THÍCH HUYỀN QUANG

http://www.esnips.com/doc/ef80a261-4892-4b53-ab9a-281e6c7b308d/LOI-CHUC-TET-CUA-HOA-THUONG-THICH-QUANG-DO

Nam Mô A Di Đà Phật ! Là Đệ Tứ Tăng thống, tôi nhân danh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xin gửi lời cám ơn tổ chức Ân Xá Quốc tế tại Canada đã lên tiếng qua hằng nghìn bức thư gửi Nhà cầm quyền Việt Nam và Chính phủ của quý quốc để vận động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội chúng tôi, cũng như bênh vực cho cá nhân tôi được tự do hoạt động tôn giáo và phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như trước năm 1975. Tin này Đạo hữu Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa chuyển về cho tôi.

Không riêng gì tôi mà toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam ấm lòng trước nghĩa cử của quý vị. Người xưa nói tứ hải giai huynh đệ, thì ngày nay, việc quý vị quan tâm đến một xứ sở xa xôi như Việt Nam nói lên tình nhân loại vượt qua mọi biên giới, mọi chính kiến, mọi tôn giáo. Đạo Phật gọi đó là lòng Từ bi cứu độ chúng sanh không phân biệt chủng tộc.

Nhân dịp này tôi cũng xin ngỏ lời tri ân Chính phủ và nhân dân Canada mấy thập niên qua mở rộng vòng tay đón nhận Người Vượt biên Việt Nam đi tìm tự do, giúp đỡ cho Cộng đồng Người Việt có nơi sinh sống, an cư lạc nghiệp và cũng từ đó sống theo lý tưởng của mình. Thật là gương sáng văn minh cho những quốc gia chậm tiến như Việt Nam học hỏi.

Nhân Tết Mậu Tý, tôi ngỏ lời chân thành chúc Xuân An lạc đến Cộng đồng người Việt tại Huê Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu, và khắp nơi trên thế giới. Cầu chúc đồng bào một Năm Mới mạnh khỏe, an vui, hạnh phúc và không quên cố hương.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và đặc biệt đến Cộng đồng Người Việt tại Úc châu, Cộng đồng Người Việt tại California và khắp Huê Kỳ đã công khai lên tiếng hậu thuẫn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong công cuộc vận động giải trừ quốc nạn và pháp nạn.

Hướng tới chư Tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử trên khắp năm châu, tôi cầu chúc chư liệt vị pháp thể khinh an, vạn sự cát tường, muôn lòng hòa hợp. Cầu chúc Năm Mới quý vị được nhiều may mắn, an lành và lòng tin được kiên cố và làm những công hạnh gì Phật đã dạy để cho đời của mình có ý nghĩa và Đạo pháp của mình cũng được hưng thạnh.

Tôi gửi lời khen ngợi chư liệt vị đã tận tình hoằng dương chánh pháp nơi các xứ sở xa xôi, đồng thời vẫn nhất tâm hậu thuẫn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại quê nhà. Đặc biệt chư quý liệt vị đã chí thành khâm tuân và thi hành Giáo chỉ số 9 do tôi ban hành và các Thông tư, Thông bạch của Viện Hóa Đạo nhằm chấn chỉnh và phát huy Giáo hội trước tình thế mới, cũng như làm rạng danh hai nghìn năm Phật giáo Việt Nam, chư liệt vị Tổ sư, các Thánh tử đạo và những người đã hy sinh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ chánh pháp.

Nam Mô Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật

Tu viện Nguyên Thiều,Bình Định ngày 20 tháng Chạp âm lịch, năm 2008Tỳ kheo THÍCH HUYỀN QUANG

PHAN THO NHAC DAU TRANH

AUDIO THƠ CA NHAC
http://www.esnips.com/doc/91489830-4260-4502-8a15-57f28a5e8f5f/HOI-NGHI-DIEN-HONG

http://www.esnips.com/doc/71220bf4-4314-43b3-92e5-304e4e56a78b/HAT-CHO-DONG-BAO-TOI

http://www.esnips.com/doc/e0a5f1bf-43b9-4889-8807-b96b7b635699/VONG-CO_HICH-TRUYEN-TU-TO-QUOC_Tho-HPL_VDT_Soan-Gia-KIM-TUYEN-Dien-Ca

http://www.esnips.com/doc/d6f3c14d-03f5-4ffc-ba65-0885c7e9366c/THO-HICH-TRUYEN-TU-TO-QUOC_HPL_VDT_hennhesaigon-Dien-Ngam

http://www.esnips.com/doc/078c325c-c33e-4628-995a-8bc06a69614b/BAI-VONG-CO_Le-Thi-Cong-Nhan-EM-LA-HOA-HUONG-DUONG_CaSi-SoanGia-KIM-TUYEN

http://www.esnips.com/doc/6e3a30f8-5a33-405f-b54b-74b0111382ca/QUE-EM-GO-CONG-TAY-,LTCN.KT-CA

http://www.esnips.com/doc/6707d214-6de3-4a92-96f7-10ed16d0367f/THO-LE-THI-CONG-NHAN-EM-LA-HOA-HUONG-DUONG--HNSG-NGAM

http://www.esnips.com/doc/d79d20ee-b3ef-46f5-9737-670a5ceb2784/NEN-HUONG-YEU-CHO-VIET-NAM-[1]

http://www.esnips.com/doc/bc89de3d-c14c-4323-8cb3-96d7367765cb/Tho---THUONG-KHOC-NGUOI-DAN-OAN_hen_nhe_saigon

http://www.esnips.com/doc/3a5c4873-a283-48b9-a391-e54725e54f9a/Bai-Tho_ME-DA-SINH-NHAM-LU-QUAI-THAI_hen_nhe_saigon-Ngam

http://www.esnips.com/doc/b86fd88e-9a91-4385-9d7e-ee642094e242/VONG-CO-ME-SINH-NHAM-LU-QUAI-THAI-Soan-Gia-KT-Ca

http://www.esnips.com/doc/0ebc5d5c-ad7f-473e-b4fa-fa58e32932ad/Vong-Co-MAU-THAN-XU-HUE-Tuong-Niem-40-Nam-KT

http://www.esnips.com/doc/2965170d-0e86-4216-9666-7daa7dd25efa/MAU-THAN-HUE-1968-2008---hennheSG

http://www.esnips.com/doc/6d61833b-81fc-4af1-8542-2c0ff2bd8b9d/VONG-CO-MAU-THAN-TREN-XU-HUE_KT-CA

http://www.esnips.com/doc/155a9a56-c3a6-4fce-96a3-7dcc15212dc2/MAU-THAN-XU-HUE-hennheSG-[No1]

http://www.esnips.com/doc/581af32c-8fa4-4c7c-bdcc-966dbbb0c189/mau-than-xu-hue,KT-ca

http://www.esnips.com/doc/0f50a126-a133-483c-ad26-3f7dd385c7d3/GIAC-HO-GIAN-AC_HNSG-CA

http://www.esnips.com/doc/76526008-1a5c-46ca-8879-c6fc7d8c3646/MUA-XUAN-VIEN-XU_HNSG-CA

http://www.esnips.com/doc/c8455fd7-cc01-403a-8c47-164673f1b27b/KHOC-THUONG-CAU-CAN-THO-hennheSG-Ca

http://www.esnips.com/doc/8552ea04-9e4d-42a1-8d79-81a0e98b28e1/NON-NUOC-DIEU-LINH-BOI-GIAC-HO---hennheSG-Ca

http://www.esnips.com/doc/44e279c1-cca7-49f8-87b8-03b750e0f969/DEM-TRAO-KY-NIEM---NDT--hennheSG-Ca

http://www.esnips.com/doc/acd1de5f-f3cc-472c-b21e-9b03885d6e4c/THUONG-KHOC-CAU-CAN-THO_-KIM-TUYEN

http://www.esnips.com/doc/6b0a987a-d54c-40dd-8d7e-56df8aa0de5b/DEM-TRAO-KY-NIEM---Nhac-Dau-Tranh-Que-Huong-hennheSG-Ca

http://www.esnips.com/doc/68f4150d-e915-40bd-b41f-6bfb721795f9/NEN-HUONG-YEU-CHO-VIET-NAM--hennheSG-Ca

http://www.esnips.com/doc/f40d7985-f4c2-4681-8aab-7650544fcb6f/Bai-Vong-Co-SONG-CON-VE-BIEN-ME---SG-KIM-TUYEN-[1]

http://www.esnips.com/doc/2737507f-2a26-4b59-be0c-e0f1f177fb31/ME-VIET-NAM-OI-CHUNG-CON-VAN-CON-DAY-Tho-Cua-Hoang-Phong-Linh

http://www.esnips.com/doc/a6ad499c-903c-492d-9771-20afedaf5f79/HAT-CHO-NGAY-SAIGON-QUAT-KHOI

http://www.esnips.com/doc/4e8f7735-1583-4720-9084-570065f798e8/MUA-XUAN-CUA-ME_hennheSG-Ca

http://www.esnips.com/doc/a8bdc6fc-c29e-440f-984b-98a38f9a76e3/VAN-CON-DAY-CAC-CON-CUA-ME

http://www.esnips.com/doc/d068b3d4-4fd2-446d-8cba-95544648fb86/THIEN-THAN-TRONG-BONG-TOI

http://www.esnips.com/doc/de98b84b-6218-413c-b85f-5cc2f0b02da7/GIAC-TU-MIEN-BAC-VO-DAY


http://www.esnips.com/doc/3e5cd86b-f6ba-4f73-9a12-3bbc3a4fb74b/HAT-NUA-DI-EM---Truong-Hung-Ca-[No1]

http://www.esnips.com/doc/c2630bf3-9233-4304-8055-ebdd172db7ef/NON-NUOC-DIEU-LINH-BOI-GIAC-HO---KIM-TUYEN-CA




ĐÓN XUÂN TRÊN ĐẤT KHÁCH
Trường Hưng: xuân mậu tý 2008

Xuân về lòng thấy đớn đau
Mấy mươi xuân vẫn lưu vong xứ người
Đường về còn quá xa xôi
Nên khi tết đến sầu rơi giọt sầu
Bao năm đón tết xứ người
Bấy nhiêu trằn trọc nhớ thương quê nhà
Nhớ từng nãi chuối nhành hoa
Cúc, lan, vạn thọ nhà nhà bày chưng
Đào, mai rực rỡ quanh vườn
Bàn thờ nghi ngút trầm hương tỏa mùi
Rộn vang pháo nổ giao thừa
Trẻ thơ hớn hở áo quần đem khoe
Giờ đây vạn dặm sơn khê
Xuân đi, đi mãi đường về biệt tăm
Kể từ ngày giặc xâm lăng
Ra đi làm kiếp lưu vong xứ người
Mỗi lần nghe tết ngậm ngùi
Nhớ về xứ Việt rã rời từng cơn
Chao ôi! Sao quá thê lương
Còn đâu những tiếng thân thương hỏi chào
Những lời chúc tụng thuở nào
Còn đâu hương vị ngọt ngào đầu năm
Người buồn năm tháng cờ mong
Én buồn nên én chẳng mừng xuân sang
Hết rồi nhạc điệu ca vang
Có chăng tiếng nức, ruột gan nát nhàu
Mỗi xuân ngồi đếm nổi đau
Nổi nhục mất nước, nổi đau mất nhà
Nhớ từng tất đất ông cha
Là do xương máu, từ bao nhiêu đời
Tấm gương bất khuất ngàn đời
Ai ơi còn biết ngậm ngùi nước non
Bạch đằng khiến giặc hoảng hồn
Ngô Quyền, Hưng Đạo, vạch trời rẽ sông
Bao lần đánh đuổi nguyên, mông
Quang Trung, Trưng, Triệu tô hồng sử sanh
Cà mâu đến tận Nam Quan
Núi sông một dãy nay đành cắt dâng
Máu hồng, xương trắng đầy rừng
Xác người chạy nạn, trùng trùng biển đông
Quê nhà nổi khổ người dân
Đất nhà bị cướp đón xuân nơi nào?
Trẻ thơ, góc phố, chân cầu?
Miếng cơm chưa đủ còn đâu lì xì
Trẻ đâu còn áo để khoe
Không manh áo rách đủ che thân gầy!
Tết về chí có đảng vui
Thành tích quà biếu, bao thơ sang giàu
Còn dân khổn tận hố sâu
Không nhà, không cữa màng chi tết tùng
Mẹ già còn sống hay không?
Có còn mòn mõi đàn con xa nhà
Đứa đang lưu lạc xứ người
Đứa còn tù tội bỡi phường bất nhân
Đứa thì theo giặc, Việt gian
Đứa đang mê ngủ xếp hàng tung hô
Tiếp tay cho lủ tội đồ
Hại dân, bán nước, vong nô theo Tàu
Hả hê trên những nổi đau
Khơi thêm tội ác mậu thân oan hồn
Hơn ba mươi mấy xuân rồi
Xuân đi xuân đến càng khơi nổi buồn
Giao thừa gợi nhớ quê hương
Gửi về xứ Việt nén hương nguyện cầu
Xuân về muôn sắc muôn màu
Cầu cho dân Việt khổ đau vơi dần
Nguyện cầu đất nước yên bình
Đồng bào khắp chốn chuyển mình đứng lên
Giãi trừ giặc cọng bạo quyền
Cùng nhau rút ngắn đường về quê hương
Bên nhau thắp sáng niềm tin
Viết trang sử mới thiêng liêng ngàn đời!


Trường Hưng:xuân Mậu Tý 2008

Monday, February 4, 2008

Những điều dối trá của Tết Mậu Thân

• Arthur Herman. The Wall Street Journal. 6/02/08

Vào ngày 30 tháng Giêng năm 1968, hơn một phần tư triệu quân chính quy Bắc Việt và 100 ngàn du kích Việt cộng đã phát động một cuộc tấn công có quy mô lớn vào miền Nam Việt Nam. Nhưng dư luận đã không nghe biết gì về việc ai đã thắng trận chiến có tính quyết định cao nhất này trong chiến tranh Việt Nam, còn được gọi là cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cho đến khi thật quá trễ. Sự tường thuật sai lạc của giới truyền thông báo chí về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đã đi vào tiềm thức của chúng ta. Hình ảnh đó đã cho phép các thành phần chống chiến tranh có một uy tín không xứng đáng hiện vẫn còn tồn tại ngày hôm nay tại Quốc hội Hoa Kỳ, và trong thái độ của giới truyền thông đối với cuộc chiến tại Iraq. Cái kinh nghiệm về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đã cung cấp một kiểu tường thuật cho những kẻ mong muốn được thấy tất cả mọi thành công về quân sự của Hoa Kỳ -- như vụ tăng viện quân số của tướng tư lệnh liên quân Petraeus tại Iraq.-- bị thu nhỏ lại và che đậy lấp liếm đi.Sự thật là cuộc chiến tại Việt Nam đã bị thua trên mặt trận tuyên truyền, với một mức độ to lớn vì sự tường thuật sai lạc một cách liên tục của báo chí về thắng lợi rõ ràng của Hoa Kỳ trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, như là một sự thảm bại. Bốn mươi năm là một quá khứ dài để đem lại sự thật cho lịch sử.



Quân đội Hoa Kỳ trong trận tái chiếm Cố Ðô Huế, Tết Mậu Thân 1968

Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân xảy ra vào phần cuối của một chuỗi dài những thất bại của cộng sản. Ðến năm 1967 thì cánh quân du kích của họ tại miền Nam, tức là Việt cộng, đã chứng tỏ là càng lúc càng thiếu hiệu năng, về cả hai mặt quân sự lẫn chính trị. Một khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu đến tham chiến vào mùa hè 1965, thì Việt cộng bị đánh tơi tả hết trận này đến trận khác, mặc dù được sự yểm trợ hùng hậu về quân số và vũ khí của Hà Nội cho quân du kích phía nam. Ðến năm 1967 thì VC đã mất quyền kiểm soát các khu vực như vùng đồng bằng sông Cửu Long – thật là đãi bôi, đây chính là nơi mà các phóng viên David Halberstam và Neil Sheehan lúc đầu đã chẩn đoán một “vũng lầy” Việt Nam, vốn không bao giờ tồn tại.Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là một ván bài tuyệt vọng của Hà Nội để cưỡng chiếm các tỉnh phía bắc của miền Nam Việt Nam, xử dụng quân du kích, trong khi đó cùng lúc lại phát động một cuộc tổng nổi dậy để yểm trợ cho Việt cộng. Cả hai đều thất bại. Quân đội Hoa Kỳ và quân đội miền Nam đã đẩy lùi các cuộc tấn công, bắt đầu bằng một cuộc ngưng bắn giả vờ của VC để đón mừng Tết nguyên đán. Ðến ngày 2 tháng 3, khi Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ dập tắt ổ kháng cự cuối cùng của bộ đội Bắc Việt tại thành phố Huế ở phía bắc, thì phía VC đã bị thiệt hại từ 80 đến 100 ngàn bộ đội tử thương hoặc bị thương mà không chiếm được một tỉnh nào.Tết Mậu Thân là một sự thảm bại nặng nề đáng chú ý cho Việt cộng. Cuộc tấn công này không những chỉ thất bại trong việc phát động lên bất cứ sự nổi dậy nào từ quần chúng, mà còn làm cho VC bị mất mát “những người tốt nhất của chúng tôi” như cựu bác sĩ VC Dương Quỳnh Hoa đã thú nhận sau đó cùng ký giả Stanley Karnow. Nhưng cái sự thật hiển nhiên về chiến thắng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ -- “Bắc Việt đã chiến đấu đến tên VC cuối cùng”, như viên chức cuả Hội đồng An ninh Quốc gia William Bundy đã ghi nhận lúc đó – đã bị xoáy về phía khác bởi hầu hết giới báo chí Hoa Kỳ.Như phóng viên thường trực của tờ Bưu điện Hoa Thịnh Ðốn tại Sài Gòn, Peter Braestrup đã đúc kết trong cuốn sách của ông ta xuất bản năm 1977, tựa đề “Câu chuyện lớn”, sự quyết liệt một cách tuyệt vọng trong các cuộc tấn công của cộng sản bao gồm vào cả Sài Gòn, là nơi mà hầu hết các phóng viên ký giả sinh sống và làm việc, đã làm sững sờ giới báo chí. (Nhưng không làm ngạc nhiên giới quân sự: Họ đã mong đợi một cuộc tấn công và đề cao cảnh giác kể từ ngày 24 tháng Giêng). Cuộc tấn công vào Sài Gòn cũng đã đặt các phóng viên vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng lần đầu tiên. Ký gỉa Braestrup, nguyên là một cựu Thuỷ quân lục chiến, đã tính toán rằng chỉ có 40 trong 354 ký giả báo chí và phóng viên truyền hình tường thuật về chiến tranh Việt Nam lúc đó là thấy chiến tranh thật sự. Sự hoảng hốt của chính bản thân họ đã tô vẽ một cách sâu sắc trong những tường trình của họ, cho rằng cuộc tấn công của Việt cộng đã ném Việt Nam vào những sự hỗn loạn.Những tay chủ bút ở nhà, như Walter Cronkite của đài truyền hình CBS, vội vàng vớ ngay vào các bản tường trình méo mó để bác bỏ tin tức của giới quân sự về các sự kiện đang xảy ra. Cuộc nổi dậy của Việt cộng đang ở trong một cái chết đau đớn, như giới chức quân sự Hoa Kỳ đã chắc chắn cùng dân chúng Mỹ vào lúc đó. Nhưng nguyên bản của giới báo chí lại tô vẽ một bức tranh khác biệt. Ðể nhắc lại lời của ký giả Braestrup, “giới truyền thông báo chí đã mặc nhiên lấy những giao động mạnh mẽ và hỗn độn của đầu Tháng Hai, như họ đã cảm nhận, rồi sửa lại như là hình ảnh cuối cùng của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân” và một cách tổng quát, của cả Việt Nam. “Bi kịch đã tồn tại qua sự thiệt thòi của thông tin”, và “đường hướng bi quan” của giới truyền thông khi tường thuật “đã cộng thêm vào việc bóp méo tình hình thật sự ngay tại hiện trường ở Việt Nam”Bắc Việt đã vô cùng sung sướng. Theo sau sự thảm bại nặng nề, Hà Nội đã gia tăng các nỗ lực tuyên truyền về phía truyền thông và phong trào phản chiến. Gây ra nhiều tử vong cho quân đội Mỹ (không phải cho quân đội miền Nam), ngay cả việc chính họ bị tổn thất nặng nề, là một mục tiêu chiến đấu trên chiến trường để gây ảnh hưởng mạnh mẽ cho giới truyền thông Hoa Kỳ tường thuật về một chính sách thất bại tại Việt Nam.Nhưng cám ơn sự thành công của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân mà con số lính Mỹ tử trận tại Viêt Nam từ từ thuyên giảm-- từ gần 15,000 vào năm 1968 đến 9, 414 vào năm 1969 và 4,221 vào năm 1970 – bởi từ đó VC đã chấm dứt không còn tồn tại như là một lực lượng quân sự đáng kể. Từng tỉnh thành Việt Nam một nối tiếp nhau nhìn thấy nền hoà bình và ổn định mới. Cho đến cuối năm 1969 thì trên 70 phần trăm dân số miền Nam đã nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ, so sánh với 42 phần trăm vào lúc đầu năm 1968. Vào năm 1970 và 1971, Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ellsworth Bunker đã ước lượng rằng 90 phần trăm dân số miền Nam sống trong các vùng dưới sự kiểm soát của chính phủ.Nhưng tất cả những điều này đã không đươc chú ý đến vì sự tường thuật sai lạc về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, để lại một hình ảnh Việt Nam lúng túng trong việc chống nổi dậy -- một hình ảnh mà gần nửa thế kỷ đã quá thời hạn. Thất bại của miền Bắc trong cuộc xâm lăng hùng hậu kế tiếp vào mùa Phục Sinh năm 1972 đã làm cho quân đội miền Bắc tổn thất thêm 100,000 bộ đội và phân nửa số xe tăng và súng đại bác, cuối cùng buộc Hà Nội phải ký hiệp định hoà bình Paris và chính thức công nhận nước Việt Nam Cộng Hòa. Tới tháng 8/1973 thì không còn quân đội Mỹ tại Việt Nam, chính xác bởi vì, trái ngược với những tường trình ồ ạt của báo chí thì chính sách của người Mỹ tại Việt Nam đã thành công.Với Quốc Hội và dư luận Hoa Kỳ, thì cuộc chiến Việt Nam không là gì cả ngoại trừ là một sự đổ vỡ thê thảm. Và bằng việc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam, Tổng thống Nixon đã từ bỏ bất cứ cán cân chính trị lẫn quân sự nào đối với tương lai của Việt Nam. Với lực lượng quân sự Mỹ đã ra khỏi vòng đấu, Bắc Việt liền nhanh chóng giở trò lừa bịp trên hiệp định Paris. Khi Bắc Việt với quân đội được tái trang bị phát động một cuộc tấn công lớn khác vào năm 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ đã từ chối thực hiện lời hứa hẹn của TT Nixon là yểm trợ quân sự cho miền Nam. Thay vào đó, Tổng thống Gerald Ford đã cúi đầu trước cái mà giới truyền thông báo chí đã thuyết phục dư luận Hoa Kỳ, vốn không thể không xảy ra: sự xụp đổ của Viêt Nam.Sự xụp đổ của nước láng giềng của Việt Nam là Cam Bốt theo sau đó không lâu. Ðông Nam Á đi vào một thời kỳ của “những cách đồng chết”, trong vòng vài năm ngắn ngủi ước lượng khoảng 2 triệu người bị thủ tiêu.—30 phần trăm của dân số Cam Bốt. Chính sách can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đã mang những vết thẹo của Việt Nam kể từ đó.Tất cả đã có thể ngăn ngừa được – nhưng chỉ vì những điều dối trá của Tết Mậu Thân.

The Lies of Tet
By ARTHUR HERMANFebruary 6, 2008; Page A19On January 30, 1968, more than a quarter million North Vietnamese soldiers and 100,000 Viet Cong irregulars launched a massive attack on South Vietnam. But the public didn't hear about who had won this most decisive battle of the Vietnam War, the so-called Tet offensive, until much too late.Media misreporting of Tet passed into our collective memory. That picture gave antiwar activism an unwarranted credibility that persists today in Congress, and in the media reaction to the war in Iraq. The Tet experience provides a narrative model for those who wish to see all U.S. military successes -- such as the Petraeus surge -- minimized and glossed over.In truth, the war in Vietnam was lost on the propaganda front, in great measure due to the press's pervasive misreporting of the clear U.S. victory at Tet as a defeat. Forty years is long past time to set the historical record straight.The Tet offensive came at the end of a long string of communist setbacks. By 1967 their insurgent army in the South, the Viet Cong, had proved increasingly ineffective, both as a military and political force. Once American combat troops began arriving in the summer of 1965, the communists were mauled in one battle after another, despite massive Hanoi support for the southern insurgency with soldiers and arms. By 1967 the VC had lost control over areas like the Mekong Delta -- ironically, the very place where reporters David Halberstam and Neil Sheehan had first diagnosed a Vietnam "quagmire" that never existed.The Tet offensive was Hanoi's desperate throw of the dice to seize South Vietnam's northern provinces using conventional armies, while simultaneously triggering a popular uprising in support of the Viet Cong. Both failed. Americans and South Vietnamese soon put down the attacks, which began under cover of a cease-fire to celebrate the Tet lunar new year. By March 2, when U.S. Marines crushed the last North Vietnamese pockets of resistance in the northern city of Hue, the VC had lost 80,000-100,000 killed or wounded without capturing a single province.Tet was a particularly crushing defeat for the VC. It had not only failed to trigger any uprising but also cost them "our best people," as former Viet Cong doctor Duong Quyunh Hoa later admitted to reporter Stanley Karnow. Yet the very fact of the U.S. military victory -- "The North Vietnamese," noted National Security official William Bundy at the time, "fought to the last Viet Cong" -- was spun otherwise by most of the U.S. press.As the Washington Post's Saigon bureau chief Peter Braestrup documented in his 1977 book, "The Big Story," the desperate fury of the communist attacks including on Saigon, where most reporters lived and worked, caught the press by surprise. (Not the military: It had been expecting an attack and had been on full alert since Jan. 24.) It also put many reporters in physical danger for the first time. Braestrup, a former Marine, calculated that only 40 of 354 print and TV journalists covering the war at the time had seen any real fighting. Their own panic deeply colored their reportage, suggesting that the communist assault had flung Vietnam into chaos.Their editors at home, like CBS's Walter Cronkite, seized on the distorted reporting to discredit the military's version of events. The Viet Cong insurgency was in its death throes, just as U.S. military officials assured the American people at the time. Yet the press version painted a different picture.To quote Braestrup, "the media tended to leave the shock and confusion of early February, as then perceived, fixed as the final impression of Tet" and of Vietnam generally. "Drama was perpetuated at the expense of information," and "the negative trend" of media reporting "added to the distortion of the real situation on the ground in Vietnam."The North Vietnamese were delighted. On the heels of their devastating defeat, Hanoi increasingly shifted its propaganda efforts toward the media and the antiwar movement. Causing American (not South Vietnamese) casualties, even at heavy cost, became a battlefield objective in order to reinforce the American media's narrative of a failing policy in Vietnam.Yet thanks to the success of Tet, the numbers of Americans dying in Vietnam steadily declined -- from almost 15,000 in 1968 to 9,414 in 1969 and 4,221 in 1970 -- by which time the Viet Cong had ceased to exist as a viable fighting force. One Vietnamese province after another witnessed new peace and stability. By the end of 1969 over 70% of South Vietnam's population was under government control, compared to 42% at the beginning of 1968. In 1970 and 1971, American ambassador Ellsworth Bunker estimated that 90% of Vietnamese lived in zones under government control.However, all this went unnoticed because misreporting about Tet had left the image of Vietnam as a botched counterinsurgency -- an image nearly half a decade out of date. The failure of the North's next massive invasion over Easter 1972, which cost the North Vietnamese army another 100,000 men and half their tanks and artillery, finally forced it to sign the peace accords in Paris and formally to recognize the Republic of South Vietnam. By August 1972 there were no U.S. combat forces left in Vietnam, precisely because, contrary to the overwhelming mass of press reports, American policy there had been a success.To Congress and the public, however, the war had been nothing but a debacle. And by withdrawing American troops, President Nixon gave up any U.S. political or military leverage on Vietnam's future. With U.S. military might out of the equation, the North quickly cheated on the Paris accords. When its re-equipped army launched a massive attack in 1975, Congress refused to redeem Nixon's pledges of military support for the South. Instead, President Gerald Ford bowed to what the media had convinced the American public was inevitable: the fall of Vietnam.The collapse of South Vietnam's neighbor, Cambodia, soon followed. Southeast Asia entered the era of the "killing fields," exterminating in a brief few years an estimated two million people -- 30% of the Cambodian population. American military policy has borne the scars of Vietnam ever since.It had all been preventable -- but for the lies of Tet.Mr. Herman is the author of "Gandhi and Churchill: The Epic Rivalry That Destroyed an Empire and Forged Our Age," to be published by Bantam Dell in April.


*****************************
BIÊN GIỚI VIỆT HOA


BIÊN GIỚI VIỆT HOA
Nguyễn Ngọc Danh
Trang 1 2 3 >>

Hiệp định ký kết giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ngày 30-12-1999 đã làm nóng lòng hầu hết những người Việt Nam còn nghĩ đến quê hương đất tổ. Ðược phỏng vấn, Lê Công Phụng tỏ ra mập mờ, không giải tỏa vấn đề đặt ra, và đến ngày hôm nay, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn dấu nhẹm bản Hiệp định, không chịu công bố để mọi người biết được những gì đã nhượng hoặc đã thâu hồi. Phải chăng trong hiệp định còn có những ràng buộc Việt Nam nhiều hơn những phần lãnh thổ đã mất?
Lê Công Phụng có nhắc đến ải Nam Quan, và quanh quẩn không chịu thú nhận là đã nhượng cho Trung Quốc vùng đất quanh ải này. Trên mạng lưới Internet, nhiều tác giả đã viết về Ải Nam Quan, với nhiều tài liệu quí báu. Tác giả bài này muốn đóng góp thêm trong công việc tìm hiểu các sự kiện về ải Nam Quan, cũng như chứng minh rằng cho đến ngày gần đây (ít ra là năm 1954) ải Nam Quan còn nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Tác giả xin cám ơn những vị đã cho lên mạng lưới các tài liệu cho phép tác giả thực hiện bài này.

A - Ải Nam Quan trước khi Pháp đô hộ
Ải Nam Quan là ải nằm trên biên giới Việt Hoa, có lẽ ngay từ khi vua Ngô Quyền dành lại độc lập cho Việt Nam, cũng như là một ải biên giới khi biên giới Việt Hoa đã được hai triều đình Lý và Tống phân định vào cuối thế kỷ thứ 11. Có thể lúc đó không có những trạm canh hay cửa ải như về sau này, vì lúc đó, vùng Quảng Nguyên là vùng đất sinh sống của các dân tộc Nùng và Tày, dưới sự bảo trợ của triều đình Lý. Ải Nam Quan là một trong những ngã đường di chuyển giữa Trung Hoa và Việt Nam, nên thường được nhắc đến trong các sách sử Việt Nam.
Nhưng tài liệu đầu tiên tả ải Nam Quan có lẽ là Hồng Ðức Bản Ðồ, được thiết lập vào năm 1490. Các bản đồ trước đó có lẽ đã bị quân Minh cướp hoặc tiêu hủy khi chiếm Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 15, trước khi bị vua Lê Lợi đánh đuổi vào năm 1428. Tác giả Tâm Quang-Langlet trong bài "La perception des frontières dans l'Ancien Vietnam à travers quelques cartes vietnamiennes et occidentales" (tạm dịch: Quan niệm biên giới ở Việt Nam thời trước qua vài bàn đồ Việt Nam và Tây Phương) trong quyển "Les frontières du Vietnam, Histoire des frontières de la péninsule indochinoise (Các biên giới của Việt Nam, Lịch sử các biên giới trên bán đảo Ðông Dương), nhà xuất bản L'Harmattan, 1989, cho biết rằng trên bản đồ Hồng Ðức có vẽ hình một cái đồn để tượng trưng cho ải Nam Quan và có ghi chú là Ải Nam Quan nằm ở huyện Văn Uyên và tại đấy có hai đài, đài Chiêu Ðức và đài Ngưỡng Ðức.
Trong bài "Một chiếc ải đã mất" của tác giả Trần Gia Phụng cũng như bài "Sử liệu biên giới giữa ta và Tàu: Từ cửa ải Nam Quan đến ải Chi Lăng, Châu Ôn và Núi Phân Mao" hai tác giả Hà Mai Phương và Lưu Chu Thanh Tao, có trích Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: "Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ." Cũng như trích đoạn, năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau: "... Ðài [Ngưỡng-Ðức] không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoằng tráng...".
So với lời ghi chú trong bản đồ Hồng Ðức, thì cửa "Trấn Nam Quan", đã được nhà Minh xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 16, có thêm một cửa quan nằm ở giữa hai đài Chiêu Ðức và Ngưỡng Ðức.




Bức hình trên là một bức hình được chụp vào đầu thế kỷ 20 thì chúng ta thấy cảnh y như tả trong Ðại Nam Nhất Thống Chí (thật ra hình và sách chỉ cách nhau độ 20, 30 năm), với cửa ải Nam Quan ở giữa hình và bên phía trái có bức tường. Cũng như trên hình của tạp chí "National Geographic Society" (không ghi rõ năm xuất bản) do Giáo sư Nguyễn Văn Canh phổ biến trên mạng lưới Internet, chúng ta lại thấy cửa ải và bức tường. Hình này còn ghi chú thêm là "trên đường cũ đi Trung Hoa phải đi ngang "Porte de Chine" ở biên giới Bắc của Ðông Dương".




Cửa Nam Quan do người Trung Quốc cất thì phải nằm bên Trung Quốc vì không bao giờ ai xây cất một trạm ngay trên lằn biên giới mà phải cất cách lùi vào một khoảng trong phần đất của mình.
Hai tác giả Hà Mai Phương và Lưu Chu Thanh Tao cũng đã dẫn thêm "Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ" của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926): "Cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam. Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km; đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa; đến cây-số 158 là Tam-Lung; đến cây-số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng-Ðăng lên cửa Nam-Quan có 5 km; từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất 15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh, trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô-Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng-Sơn] và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km." Và dẫn cuốn "Ði thăm Ðất Nước" của Hoàng Ðạo-Thúy (Nhà Xuất-bản Văn-hoá, Hà-Nội, 1976), "Ðồng-Ðăng cách biên-giới Trung-quốc 4 km. Nơi đây có Hữu-Nghị Quan của Trung-quốc" và quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu (bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh, Tự-Do xuất-bản, Saigon, 1960): "Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này".
Qua các tài liệu sử Việt Nam trên ải Nam Quan là biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa. Tại cửa ải này bên phiá Trung Hoa có một cửa ải mà chúng ta đã thấy trong hình.
Trang 1
2 3 >>
http://www.vps.org/


**********************************************


TRƯỜNG SA & HOÀNG SA CUA VIETNAM

Nam Trung Hoa lên cơn động kinh

• By Duy Hoang. The Wall Street Journal Asia.



*****************************

HICH CUU NUOC
Hịch Cứu Nước

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Lý Thường Kiệt
(Phá Tống Bình Chiêm)

Như nước Việt ta từ trước,
vốn xưng văn hiến đã lâu.
Sơn hà cương vực đã chia,
phong tục Bắc Nam cũng khác.T
ừ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập;
cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ mỗi phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có.

Nguyễn Trãi
(xem Bình Ngô Ðại Cáo)

Ðánh cho được để tóc dài
Ðánh để cho được nhuộm răng đen
Ðánh cho nó chích luân bất phản
Ðánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ .
Quang Trung Nguyễn Huệ



Bình Ngô Ðại Cáo
Quang Phục Hầu Nguyễn Trãi

Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
như nước Đại Việt ta từ trước,
vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
nước non bờ cõi đã chia,
phong tục Bắc Nam cũng khác;
từ Triệu, Lê, Lý, Trần
bao đời dựng nước;
cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương;
tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.

Vưà rồi:
Nhân ho. Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai va.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !

Ta đây:
Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng,
mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cỏi một nhà,
dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân Thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi đà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi da.
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.

Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín,
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười,
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tuớng chẹn đường tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm bá tước Luơơng Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hô?
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay ! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ
Bị ta chặn ơ? Lê Hoa,
quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật !
Nghe Thăng thua ơ? Cần Trạm,
quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù,
như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại,
thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang Sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;

Than ôi !
Một cỗ nhung y chiến thắng,
nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
ban chiếu duy tân khắp chốn
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay .

Nguyễn Trãi(Bùi Kỷ dịch)


Chung Một Lời Nguyền

Ngô Minh Hằng

Hỡi ơi, cưả Ải Nam Quan
Những dòng quốc sử còn loang máu hồng
Tiễn Cha, nước mắt từng dòng
Cha nhìn con cũng cảm lòng phân ly
Dạy rằng: Con hãy về đi
Lau dòng nước mắt nữ nhi thường tình!
Hãy đem chữ Hiếu làm Kinh
Thù nhà, nợ nước phân minh báo đền
Ích chi mà khóc, mà phiền
Lệ kia có rửa hận riêng được nào !
Lời thiêng chia ngọn sóng đào
Ải Nam Quan đứng nghẹn ngào nhìn theo !
Tiếng Cha hoà tiếng thác reo
Bóng cha cùng với bóng chiều mờ tan !
Lau khô huyết lệ đôi hàng
Tay nâng kiếm báu, lòng mang lời thề
Mười năm dưới bóng trăng khuya
Bình Ngô mở nẻo đường về
Ðông QuanXưa, dòng sử Việt vẻ vang
Nay dòng sử Việt sao mang hận sầu ?
Ải Nam Quan hỡi, còn đâu !
Kìa ai cắt đất dâng Tàu ? Quyền chi ???
Chính quyền phục vụ dân thì
Yêu dân, làm việc chỉ vì dân thôi
Chứ đâu cắt đất dâng người
Ðể toàn dân phải thiệt thòi, đớn đau ?!
Trưng Vương, Nguyễn Trãi nay đâu ?
Thù nhà, nợ nước xin mau báo đền !
Tuốt gươm, chung một lời nguyền
Buôn dân, bán nước, bạo quyền, đập tan !!!

Ngô Minh Hằng